Việc gan tiếp xúc với những độc tố từ việc ăn uống, môi trường sống hằng ngày sẽ khiến gan làm việc quá sức, thậm chí bị nhiễm độc nặng. Nếu không hỗ trợ gan sớm đào thải độc tố và kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm về gan như: xơ gan, suy gan, ngộ độc gan,… Do đó mỗi chúng ta cần biết cách thường xuyên thải độc cho cơ thể để tránh gan bị quá tải và bị tổn thương do nhiễm độc.
Những biến chứng, bệnh tật nguy hiểm nếu gan bị nhiễm độc nặng ?
Khi gan bị nhiễm nhiều độc tố lâu ngày với liều lượng cao, gan không đủ khả năng đào thải hết chất độc ra ngoài dẫn đến bệnh viêm gan nhiễm độc. Chất độc sẽ làm gan bị tổn thương, hình thành các sẹo. Những vết sẹo sẽ phát triển theo thời gian rồi dẫn đến xơ gan rồi sau đó là suy gan. Lúc này cách điều trị duy nhất là ghép gan từ người hiến tặng, phương pháp này rất khó vì gan hiến tặng phù hợp rất hiếm, chi phí phẫu thuật cũng rất cao. Xơ gan về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh ung thư gan.
Khi gan bị tổn thương, suy yếu chức năng kéo theo các cơ quan khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng:
Suy Thận: Khi gan suy yếu, Thận sẽ phải làm việc nặng nhọc hơn để lọc độc tố trong cơ thể với cường độ làm việc cao hơn nhiều lúc Gan còn khỏe mạnh. Do đó thời gian dài suy Gan sẽ kéo theo suy Thận.
Xơ Gan: Gan bị xơ làm cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa cũng như tại các hệ nối cửa – chủ, đặc biệt là làm giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị dạ dày. Các tĩnh mạch này khi giãn quá mức sẽ bị vỡ, gây ra ói máu đỏ tươi lượng nhiều và đi cầu phân có máu. Nếu không xử trí kịp thời dễ gây tử vong.
Nhiễm trùng: Gan tham gia vào các chức năng miễn dịch bảo vệ cho cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu gan bị tổn thương nặng, chức năng gan suy kém rất dễ bị nhiễm trùng. Ví dụ như: nhiễm trùng dịch báng, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Tình trạng nhiễm trùng có thể làm cho bệnh gan nặng lên và thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện dồn dập như hôn mê gan, suy thận…
Phù não: Gan xơ không thể đào thải các chất độc có trong cơ thể. Do đó, các độc tố có hại ở ruột – đặc biệt là khí ammoniac (NH3) – đi vào máu và tích tụ lại trong não khiến não thiếu oxy để hoạt động, tổn thương não. Dẫn đến các triệu chứng rối loạn tri giác, từ lẫn lộn tiến đến hôn mê gan và tử vong.
Rối loạn đông máu: Gan chịu trách nhiệm sản xuất các chất đông máu, suy gan cấp tính sẽ gây chảy máu không kiểm soát được, thường là xuất huyết đường tiêu hóa.
Vì sao cần thải độc cơ thể thường xuyên ?
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam có khoảng 7,8 triệu người mắc viêm gan B mãn tính, hơn 13.000 người bị bệnh xơ gan, gần 6.000 người bị ung thư tế bào gan và hơn 6.400 người tử vong do bệnh về gan gây nên.
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho biết: “Tỷ lệ mắc các bệnh lý về gan ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, đến viện điều trị rất khó khăn, cơ hội sống cho người bệnh rất ít.
Có đến 60% người dân hiện nay chưa biết cách bảo vệ tế bào gan từ sớm. Điều này sẽ rất đáng lo ngại khi các bệnh lý về gan đang ngày một nghiêm trọng như hiện nay”.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ở giai đoạn đầu mới tổn thương, gan vẫn có thể đảm nhiệm các chức năng của mình nên thường không có biểu hiện đặc trưng, rầm rộ. Chính vì vậy mà người bệnh thường nhầm lẫn hoặc chủ quan, dễ bỏ qua các triệu chứng ban đầu. Đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, thậm chí có thể đã biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…, khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn và không thể phục hồi hoàn toàn.
Vì vậy, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cũng khuyến cáo: “Phục hồi chức năng gan ở giai đoạn nặng gần như là không thể bởi gan đã chịu quá nhiều tổn thương. Muốn gan khỏe mạnh lâu dài cần có biện pháp hỗ trợ bảo vệ tế bào gan ngay từ ban đầu. Tuy nhiên ở Việt Nam, phần nhiều người dân vẫn chưa ý thức được việc cần phải bảo vệ và phục hồi tế bào gan từ sớm”.
Các dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc và bị tổn thương:
- Vàng da và vàng mắt.
- Mệt mỏi kéo dài: Cảm giác rất mệt mỏi và kiệt sức.
- Tiết nhiều mồ hôi và có mùi. Hoạt động của gan ảnh hưởng đến tiết mồ hôi và mùi cơ thể. Khi gan bị nhiễm độc sẽ tích lũy nhiều chất độc, chính vì vậy khiến cơ thể có mùi.
- Dị ứng và ngứa da, nổi mẩn ngứa, mề đay, nhiều mụn.
- Đau vùng gan, trướng bụng. Nếu chỉ là cơn đau thông thường thì không sao, nhưng cứ một lúc lại nhói lên cơn đau nặng nề thì không hề bình thường chút nào. Bởi vì, nhiệm vụ quan trọng của gan là thải độc và giúp cơ thể lọc sạch các chất độc có hại. Nếu gan có vấn đề thì sẽ khiến gan hoạt động kém hiệu quả nên gây ra các cơn đau ở vùng gan.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Màu nước tiểu đậm.
- Màu phân thay đổi sang xám hoặc bạc, thường xuyên cảm thấy quặn ruột và đi tiêu đột xuất.
- Sưng ở chân và mắt cá chân.
- Tăng cân bất thường. Bởi khi gan nhiễm độc thì không thể lọc sạch tất cả các chất độc đưa vào cơ thể như rượu, bia, chất làm ngọt nhân tạo… nên khiến các chất độc tích tụ lại trong tế bào mỡ và làm cân nặng tăng lên.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản thường do ăn khó tiêu, các bệnh lý dạ dày; tuy nhiên còn một nguyên nhân khác do nhiễm độc gan. Chính điều này khiến pH máu thay đổi và trở nên quá acid, sự rối loạn này đã kích thích niêm mạc dạ dày, làm yếu cơ vòng thực quản gây ợ hơi ợ chua, đau rát họng, vị chua ở miệng…
Nguyên nhân gân nên tình trạng viêm gan nhiễm độc ?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc viêm gan do nhiễm độc như:
- Uống nhiều rượu bia: Khi uống vào cơ thể, rượu sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, làm tổn thương các ADN và ngăn không cho tế bào sửa chữa các ADN bị tổn thương, dẫn đến ung thư. Tác hại dễ thấy nhất của rượu bia là làm tổn thương các tế bào gan, gây xơ gan, dẫn đến ung thư gan.
- Các bệnh về gan: Các loại rối loạn về gan nghiêm trọng như xơ gan hoặc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu dễ khiến gan bị nhiễm độc tố. Nhiễm trùng mãn tính với viêm gan siêu vi (Viêm gan B, Viêm gan C) làm cho gan dễ bị tổn thương hơn.
- Làm việc với các chất độc công nghiệp: Làm việc với một số hóa chất công nghiệp nhất định làm bạn tăng nguy cơ nhiễm độc tố cho gan. Gan có thể bị tổn thương do con người tiếp xúc với hóa trong môi trường công nghiệp. Một số hóa chất thông thường có thể gây tổn thương gan bao gồm: dung môi tẩy rửa khô carbon tetrachloride, vinyl chloride (dùng làm chất dẻo), thuốc diệt cỏ paraquat và một nhóm các hóa chất công nghiệp được gọi là polyclorinated biphenyl.
- Uống các thuốc giảm đau không cần toa hoặc theo toa. Dùng các thuốc giảm đau không đúng sự hướng dẫn và kê toa của bác sĩ làm tăng nguy cơ tổn thương gan và nhiễm độc tố gan. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng nhiều loại thuốc hoặc dùng liều cao hơn liều quy định.
- Lão hóa. Khi lớn tuổi, gan chuyển hóa các chất có hại chậm hơn. Điều này có nghĩa là các độc tố và các sản phẩm phụ của chúng ở lại trong cơ thể lâu hơn.
- Nữ giới. Phụ nữ có quá trình chuyển hóa một số độc tố nhất định chậm hơn so với nam giới. Gan của họ tiếp xúc với nồng độ các chất có hại trong máu cao hơn và trong thời gian lâu hơn. Điều này làm tăng nguy cơ viêm gan do nhiễm độc cao hơn.
- Có một số đột biến di truyền nhất định. Thừa hưởng những đột biến gen nhất định có ảnh hưởng đến việc sản xuất và hoạt động của các enzyme chuyển hóa độc tố của gan, do đó làm tăng nguy cơ viêm gan do nhiễm độc.
Phương pháp đơn giản hỗ trợ cơ thể thải độc hiệu quả
Uống nhiều nước giúp cơ thể thải độc tốt hơn
Thường xuyên uống nước sẽ cung cấp cho cơ thể chất lỏng và chất bôi trơn, giúp dễ dàng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Uống ít nhất 10-12 ly nước nhỏ, khoảng 2 lít nước trong một ngày là vô cùng cần thiết. Nếu cơ thể không hấp thu đủ nước, đại tràng của bạn sẽ khó có thể loại bỏ được các chất thải độc hại.
Ăn thức ăn có nhiều chất xơ
Thời gian thức ăn tiêu hóa, hấp thu, và bài tiết thành phân là 24 giờ. Nhiệt độ bên trong ruột là 36.5 độ C. Nếu chất cặn bã dư thừa không được đào thải qua phân đều đặn mỗi ngày. Sẽ bị ủ thối và các độc tố sẽ thẩm thấu ngược vào cơ thể, gây ngộ độc cho nhiều cơ quan bộ phận khác. Vì vậy bạn cần tạo được thói quen đi đại tiện đều đặn mỗi ngày. Nếu táo bón, phân tích tụ trong ruột càng lâu, cơ thể càng hấp thụ nhiều độc tố ngược vào.
Chất xơ giúp tạo khối, làm mềm phân và hỗ trợ nhu động ruột (sự co bóp nhẹ nhàng theo nhịp của đường ruột). Sẽ giúp ích cho quá trình bài tiết. Lượng chất xơ trong ruột nhiều hơn cũng có nghĩa là cơ thể có khả năng tống chất thải ra ngoài nhanh và hiệu quả hơn.
Bạn cần cung cấp đủ chất xơ thông qua việc ăn rau củ quả đủ mức cần thiết (nếu lười ăn rau, trái cây thì nên nghiên cứu thêm các công thức nước ép rau củ quả tốt vừa cho sức khỏe, vừa là cách cung cấp chất xơ). Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo rằng một người bình thường cần hấp thu 30g chất xơ mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Có thể tham khảo thêm các thực phẩm giàu chất xơ bên dưới:
- Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt quinoa, bột yến mạch, kê và ngô.
- Hạt lanh, cám lúa mì và yến mạch cũng là những nguồn dồi dào chất xơ.
- Các loại hoa quả như dâu tây, táo và việt quất cũng có hàm lượng xơ cao. Đậu, các loại hạt và quả hạch cũng là nguồn cung cấp chất xơ tốt.
- Các loại rau xanh như cải rổ, cải xoăn, rau bina, rau lang, đậu bắp, rau đắng,….
Một số thực phẩm hỗ trợ đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể
Cilantro – được tìm thấy trong rau mùi ( ngò rí) có khả năng liên kết với các kim loại độc hại và loại bỏ chúng khỏi các mô. Theo các kết quả báo cáo, nhiều người giảm các triệu chứng liên quan đến độc tính kim loại nặng sau khi sử dụng rau mùi thường xuyên trong chế độ ăn kiêng trong thời gian dài.
Phytates – một hợp chất trong thực phẩm thực vật . Chúng ức chế và hấp thu sắt, giúp loại bỏ lượng sắt dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Các loại ngũ cốc, các loại hạt và đậu đều chứa phytates.
Thực phẩm giàu lưu huỳnh – Hành và tỏi rất hữu ích để loại bỏ chì kim loại nặng. Súp lơ, trứng, mầm Brussels và bắp cải cũng giàu lưu huỳnh và có lợi cho việc loại bỏ kim loại nặng.
Rong biển – chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng có giá trị bao gồm canxi, đồng, crôm, sắt, iốt, liti, mangan, magiê, kali, selen, silic, lưu huỳnh, vanadi và kẽm. Nó cũng cung cấp vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9) và vitamin A, C, E và K. Các hợp chất hữu ích khác bao gồm alginate, rất hữu ích trong việc tăng loại bỏ dung môi, nhựa, nặng kim loại và thậm chí phóng xạ trong cơ thể.
Pectin – Phyllis Balch báo cáo trong Đơn thuốc chữa bệnh tự nhiên của cô rằng pectin tốt cho bệnh nhân tiểu đường, loại bỏ độc tố và kim loại nặng, giảm cholesterol và giảm nguy cơ sỏi mật. Pectin được tìm thấy trong táo, chuối, vỏ trái cây họ cam quýt (chanh, cam và bưởi), cà rốt, củ cải đường, bắp cải và đậu bắp.
Tảo xoắn, tảo Cholorella ( tảo nước ngọt của Nhật và Đài Loan), và cỏ lúa mì là những thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Những loại này và các siêu thực phẩm đậm đặc chất diệp lục loại bỏ độc tố kim loại tích tụ trong các cơ quan, tăng nồng độ oxy, sửa chữa các mô bị hỏng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Khả năng loại bỏ kim loại độc hại khỏi các cơ quan giúp cơ thể nỗ lực loại bỏ sự tích tụ kim loại nặng.
Chườm nóng vùng gan, vùng thận giúp hoạt động thải độc của gan, thận diễn ra tốt hơn
Cơ thể của chúng ta có trung bình 4.5 lít – 5 lít máu và mỗi giờ có trung bình khoảng 60 lít máu đi qua gan. Phương pháp chườm đá nóng vào vùng gan ( theo chia sẻ của Bs. Dư Quang Châu) sẽ giúp các mao mạch bên trong gan giãn nỡ, máu lưu thông qua gan dễ dàng hơn. Đồng thời sẽ cuốn trôi các chất xơ vữa, các chất độc, cặn bã dư thừa bên trong.
Bên cạnh đó, chườm nóng vùng gan sẽ giúp dòng máu đi qua gan còn được làm nóng lên và được truyền đi khắp cơ thể. Dòng máu nóng này đi đến đâu sẽ làm giãn các mao mạch ở đó và giúp cho hồng cầu dễ dàng đi lọt qua. Các hồng cầu mang oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể, đồng thời dọn sạch các chất cặn bã cho các tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào, các cơ quan của cơ thể được phục hồi, khỏe mạnh hơn.
Biểu hiện của sự phục hồi có thể nhận biết rõ ở làn da. Làn da của những người thường xuyên chườm nóng vùng gan có sự cải thiện rõ rệt: mịn màng, nhuận sắc, bớt vết đồi mồi, mờ vết nám, hồng hào hơn,…
Khi chườm đá nóng, thân nhiệt cơ thể được nâng lên, sẽ kích thích tiết mồ hôi qua da nhiều hơn ( tương tự như quá trình xông hơi hoặc ngâm nước nóng nửa người). Những chất thải tích tụ trong cơ thể như axit lactic, urê, amoniac và các chất độc khác sẽ được đào thải ra ngoài thông qua mồ hôi. Đào thải độc tố qua mồ hôi và da là cách thải độc tuyệt vời nhất mà tạo hóa dành tặng cho chúng ta.
Ít ai biết rằng thân nhiệt không đủ ấm sẽ làm chức năng gan, thận hoạt động kém hơn, chất độc sẽ tích tụ ngày càng nhiều hơn. Do thân nhiệt cơ thể thấp (< 36 độ C) thì mạch máu sẽ co, máu lưu thông kém, các chất cặn bã, chất độc được vận chuyển theo máu đến gan, thận chậm hơn. Kéo theo quá trình xử lý, thải độc sẽ diễn ra chậm và yếu kém hơn. Lâu dài khiến gan, thận bị tổn thương nặng, suy giảm chức năng trầm trọng. Điều đó cho thấy thân nhiệt cơ thể cần đủ ấm ( 37 độ C) để đảm bảo chức năng gan, thận được hoạt động tốt.
Tuy nhiên, do điều kiện sống và làm việc, nhiều người đang tự “đông lạnh” mình trong phòng điều hòa. Nên hạn chế quá trình tiết mồ hôi để thải độc tự nhiên của cơ thể. Dẫn đến chất độc bị ứ đọng, lâu ngày sinh ra bệnh.
Bạn có thể tăng thân nhiệt và bài tiết mồ hôi bằng các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp. Hoặc các giải pháp phù hợp với mỗi người như massage đá nóng, xông hơi, ngâm chân với nước nóng, chườm đá nóng vùng gan thận, lòng bàn chân,… Theo chia sẻ của Bs. Dư Quang Châu thì phương pháp chườm đá nóng vùng gan không chỉ giúp cơ thể thải độc hiệu quả. Mà còn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt cải thiện hiệu quả một số bệnh.